Chú thích Đình Tân Ngãi

  1. Theo Văn bia đình thần Tân Ngãi.
  2. Theo Bản liệt kê tiểu sử đình Tân Ngãi do Ban phụng tự đình Tân Ngãi biên soạn.
  3. Theo bài viết "Từ ngựa sắt Thánh Gióng đến Bạch Mã thái giám & Kiền Trắc mã" của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, thì Bạch Mã Thái Giám là mỹ hiệu được tạo thành từ tâm thức lưỡng tính, biểu thị sự vẹn toàn. Trong thực tế, vị thần này được thờ ở đình làng và được dân gian hiểu như là con vật cỡi (Bạch mã) của thần Thành hoàng, và là thuộc hạ hầu cận (Thái giám/ hoạn quan). Đó là biện sự thế tục, còn trong truyền thống Phật giáo, Bạch Mã được coi là Bồ tát (Balaha) hay chính là Phật. Xem chi tiết ở đây: . Tuy nhiên, theo Địa chí Tiền Giang, mục: "Bạch Mã Thái giám Tôn Thần", thì Bạch Mã Thái Giám là thần Mã Đầu La Sát có hình dạng mình người đầu ngựa. Đây là một trong những hóa thân của Bồ Tát Quan Âm, hoặc là có nguồn gốc từ một vị thần có tên là Kalkyavatara (một dạng Vishnu của đạo Bà-la-môn, và là vị thần của các lái buôn tải hàng hóa bằng ngựa trên con đường tơ lụa)...Vào thế kỷ 17-18, người đi khai hoang đem tín ngưỡng từ miền Trung vào Nam, và thường được tùng tự bên cạnh thần Thành hoàng làng. Thường thì triều Nguyễn xếp Bạch Mã Thái Giám vào bậc Trung đẳng thần. Song ở một số làng như Kiểng Phước, Bình Nghị, Dương Phước, Đồng Sơn, Bình Long, Vĩnh Thạnh...Bạch Mã Thái Giám được cấp sắc là Thượng đẳng thần.
  4. Ngũ Hành là năm loại vật chất căn bản, gồm: Kim (kim loại), Mộc (gỗ), Thủy (nước), Hỏa (lửa) và Thổ (đất). Lần hồi thuyết Ngũ Hành được tín ngưỡng hóa, thành sự thờ phượng Ngũ Hành Nương Nương, tức năm loại vật chất được coi như năm vị nữ thần (xem thêm: )